Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT


Người Việt ta vốn trọng lễ nghĩa, dù là lễ Tết hay giỗ chạp thì nghi lễ cúng bái tổ tiên vẫn luôn được coi trọng. Nhất là trong những ngày Tết, nhà nào cũng có mâm ngũ quả để dâng lên tổ tiên, ông bà.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của người dân trong một năm, cộng với ước nguyện về một cuộc sống an nhàn, sung túc của người dân Việt trong ngày Tết dành dâng lên trời đất, ông bà. Đó chính là một nét văn hóa độc đáo mang tính nhân văn, không chỉ biểu hiện cho tấm lòng thành kính tri ân của con cháu dành cho trời đất và ông bà tiên tổ mà nó còn thể hiện ý chí vươn lên vì một cuộc sống ấm no, giàu mạnh của con người trong mọi thời đại, dù ở thành thị hay thôn quê thì ai cũng đều mong cầu một cuộc sống như vậy.

Thông thường, trên mâm ngũ quả, có một nải chuối, phía sau nên dựng một quả bưởi, dừa, dưa hấu hoặc thơm để làm điểm tựa rồi chen những quả quýt, cam, mận, mãng cầu tây hoặc mãng cầu ta xung quanh cho chắc, sau đó trang trí các loại trái cây nhỏ lên trên và phải chèn cho chắc để tạo sự đan kết vững vàng, không rời rạt cho mâm trái cây. Muốn mâm ngũ quả đẹp thì nên xen kẽ màu sắc của từng loại trái cây và đặt mỗi thứ ở một vị trí thích hợp, chắc chắn. Bên cạnh mâm ngũ quả cũng có những lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trà, rượu, bánh, mứt, một bình hoa, đặc biệt không thể thiếu một cành mai vàng hay một nhánh đào đỏ là linh hồn của ngày Tết cổ truyền.


Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của người Việt. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam.

Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Tuy nhiên một mâm ngũ quả cũng cần cân nhắc đến màu sắc và hợp với phong thủy, có nghĩa là phải đủ các yếu tố cấu thành nên trời đất, biểu tượng cho trời đất là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Màu xanh của bưởi, dưa hấu, dừa, mãng cầu trộn lẫn với màu đỏ của mận, quýt, sung và xem lẫn màu vàng của xoài, đu đủ sẽ tạo nên nét đẹp sống động cho mâm trái cây chưng trên bàn thờ trong ba ngày tết.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Đôi điều về " Văn hóa Cảnh sát " của ông Nguyễn Quang A


Nhân đọc bài "Văn hóa cảnh sát" của ông Nguyễn Quang A, tôi có mấy ý thế này.

1. Đọc bài của ông Quang A thấy ông gửi đến độc giả 2 nội dung chính. Một là, số lượng cảnh sát của ta quá đông so với thế giới, tiêu nhiều tiền ngân sách mà không hiệu quả. Hai là, thông qua việc nêu một vài ví dụ minh chứng cho kết luận của ông rằng cảnh sát ở Việt Nam hành động thiếu văn hóa và do tình trạng mà ông gọi là "công an hóa các ngành" dẫn đến các cán bộ của ta từ trung ương tới địa phương cũng hành xử theo cái gọi là "văn hóa công an" ấy.

2. Xin hỏi ông Quang A, ông nói rằng ông không biết số liệu cảnh sát ở Việt Nam là bao nhiêu sao dám kết luận rằng cảnh sát ở Việt Nam đông hơn nước khác? 

Kết luận trên của ông vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nghiên cứu khoa học, đó là cần có số liệu chứng minh cụ thể, trong khi ông là Tiến sĩ. Điều này cho phép người dân đặt dấu hỏi về tính khả dụng của tấm bằng Tiến sĩ mà ông đang sở hữu.

3. Về số lượng cảnh sát ở Việt Nam: Ông Quang A nên biết rằng cơ cấu tổ chức bộ máy cảnh sát hay công an ở các quốc gia khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Ở nước Đông âu hay ở Mỹ, người cảnh sát mà ông thấy chỉ là cảnh sát giao thông chứ không phải là cảnh sát làm nhiệm vụ khác. Số lượng cảnh sát này tất nhiên là ít, và tôi tin ở Việt Nam số lượng cảnh sát giao thông cũng rất ít và còn thiếu so với nhu cầu thực tế.

Trong khi đó, ông dẫn nguồn "Thống kê quốc tế về tội phạm và công lý do UNODC (Cục Ma Túy và Tội Phạm của Liên Hợp Quốc) công bố số cảnh sát trên 100 ngàn dân của 130 nước (bảng 1, tr. 135) trong đó không có Việt Nam. Con số mới nhất (tại các thời điểm khác nhau) của vài nước trong khu vực Malasia (354,0), Myamar (145,6), Philippines (131,9), Hàn Quốc (195,1), Singapore (396,4), Thái Lan (321,0), trung bình của các nước (341,8). Trung quốc có 1,6 triệu cảnh sát hay 120 cảnh sát trên 100 ngàn dân". Xin thưa với ông Quang A rằng, con số đó là cảnh sát làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm về ma túy chứ không phải toàn bộ lực lượng cảnh sát của một quốc gia. Mặt khác, số lượng cảnh sát nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó có số dân mà mật độ dân cư. Trong mối tương quan đó, ông Quang A chả lẽ không nhận ra rằng, các nước ông đã từng sống, từng đi qua có dân số và mật độ dân cư thấp hơn Việt Nam nhiều lần hay sao? 

Được biết ông là Tiến Sĩ chuyên làm việc văn phòng, mời ông lên vùng sâu, vùng xa của miền Tây Bắc hay Đông Bắc để xem, đi cả ngày có thấy bóng dáng anh cảnh sát nào không?

Vì thế, nếu không nắm rõ thì không nên nói.

4. Một đoạn khá dài trong bài viết, ông dùng những số liệu thống kê để ước lượng con số cảnh sát ở Việt Nam, tôi hiểu đây là một thủ đoạn viết của ông nhằm kết luận rằng con số này đông mà không hữu dụng. Đây là một kết luận mơ hồ nhưng đầy thâm ý mà người đọc không khó để nhận ra.

Thực ra, một xã hội ổn định và phát triển (đặc biệt là xã hội phát triển về khoa học kỹ thuật) thì không cần quá nhiều cảnh sát bởi có phương tiện kỹ thuật thay thế con người. Nhưng ông xem lại đi, một xã hội có vô vàn giáo sư, tiến sĩ (như ông) mà thiếu công trình khoa học thì chúng ta có thể trông cậy vào phương tiện được không? Câu trả lời là quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc lại ở đây.

5. Ông viết: "Cảnh sát nhan nhản ở mỗi góc phố và trên đường. Cánh lái xe sợ nhất các nơi cảnh sát hay “nấp” để đo tốc độ hoặc bất thần xuất hiện phạt chẳng hiểu vì lý do gì". Theo tôi ông viết vậy không sai với thực tế, nhưng chắc chắn không phải là số liệu điển hình. Ông có bao giờ đặt câu hỏi rằng vì sao cảnh sát cứ phải đứng đó không? vì sao lại phải bắt tốc độ hay đo nồng độ cồn không? Vì thực tế, chạy quá tốc độ hay uống rượu lái xe là hiện tượng phổ biến, vì chúng ta hay đè vạch, vì chúng ta không nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông, vì chúng ta coi thường luật pháp, và vì vô khối lý do khác. Thử hỏi ông rằng, nếu ngã tư không có cảnh sát trên địa bàn Hà Nội, dù chỉ 1 tiếng thôi thì điều gì sẽ xảy ra? Vì thế theo tôi họ có mặt ở đó là đúng. 

Nếu ông không sai, không có gì phải sợ.

Tuy nhiên, cảnh sát không nên và không được phép "núp" ở đâu đó để làm bậy, đây là điều mà tôi đồng ý với ông.

Không biết ông quang A có ý gì không khi viết: "Nhìn bề ngoài chẳng thể phân biệt ai là công an, ai là “côn đồ” khiến người dân lo nơm nớp". Viết như thế chúng tôi hiểu ông đồng nhất (ít nhất là về hình ảnh bề ngoài) công an với côn đồ. Tôi nghĩ một người như ông mà nói như thế là hàm hồ, là xúc phạm đến lực lượng công an. Làm nghiên cứu khoa học mà hàm hồ như ông thì không biết đất nước sẽ về đâu. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, thú thực tôi cũng không có cảm tình với ông, bởi trông ông cũng khá lưu manh và cơ hội, đặc biệt là mấy tấm hình ông đi biểu tình với cái cớ phản đối Trung Quốc xâm lược. Cũng cái động tác liếc trộm nhanh như cắt, cũng cái bộ dạng lén lút như trộm bờ ao, cũng quan sát để hòa thanh  và cuối cùng cũng nhanh chân tẩu thoát.
Nhìn hình ảnh này, ai dám bảo ông là Tiến sĩ?

Tất nhiên, tôi không nghĩ ông là lưu manh đường phố rồi.

Hình ảnh anh công an ở ta đẹp hơn ông nghĩ, và tất nhiên rất ít trường hợp có phát ngôn như ông. Hình ảnh đẹp đó, tôi nghĩ cũng không cần dẫn chứng, bởi nó đã được người dân và báo chí nhắc đến hàng ngày.
Nếu chỉ nhìn vào vết sẹo thì người ta sẽ nói ông là  lưu manh?

6. Tiếp theo, ông liệt kê một số hành động không đẹp của một số người trong ngành công an như: "định kỳ đến thăm hỏi các công ty, xin hỗ trợ vào những dịp lễ tết, ngày truyền thống, ngày nhận huân chương, ngày động thổ xây dựng trụ sở, ngày khánh thành, ngày cưới xin, dịp ma chay của tứ thân phụ mẫu, thậm chí nhờ doanh nghiệp hỗ trợ mua vé xem kịch mà vợ của thủ trưởng cấp cao là tác giả", hay "Lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất mà nổi cộm là các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng và Văn Giang, Hương Yên và nhiều vụ khác đã gây bức xúc trong dư luận".

Tôi không phủ nhận những chuyện như vậy đã xảy ra trong thực tế, cá nhân tôi lên án mạnh mẽ những hành động đó và đòi hỏi nó phải được chấm dứt.

Tuy nhiên, tôi thấy ông có sự nhầm lẫn ở đây, đó là các vụ giải phóng mặt bằng ở Tiên Lãng hay Văn Giang lực lượng công an không có tên trong số các lực lượng huy động cưỡng chế. Chắc chắn ông sẽ hỏi vậy tại sao họ lại có mặt ở đó? Tôi trả lời ngay đây, họ có mặt ở đó vì trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự cho các lực lượng được huy động cưỡng chế. Và chính vì việc họ tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở đó làm cho người dân hiểu sai là họ là một trong những thành phần được huy động. Điều này không khó kiểm chứng trên thực tế, vì Ủy ban nhân dân huyện đã có kế hoạch cưỡng chế và phân công lực lượng cụ thể.

Ông cũng lại một lần nữa hàm hồ khi cho rằng: "Chẳng ở đâu trên thế giới cảnh sát được coi là lực lượng vũ trang. Nó thuộc lĩnh vực dân sự. Thế nhưng ở nước ta người ta coi cảnh sát là lực lượng vũ trang. Một nét văn hóa “đậm đà bản sắc Việt Nam”? Xin hỏi ông, người đeo súng, cầm lựu đạn để chiến đấu có phải là lực lượng vũ trang không? Mà điều này được quy định trong luật hẳn hoi. Có lẽ ông không thuộc hoặc không đọc luật nên mới phát ngôn như vậy.

Tôi cũng từng học tập tại Mỹ, một quốc gia có nền dân chủ nổi tiếng thế giới hiện đại, lực lượng cảnh sát của họ được quy định là lực lượng vũ trang đấy ông ạ. Nói về cái sự mà ông bảo là "đàn áp" ấy thì ở Mỹ là khủng khiếp nhất. Ông lái xe mà không tuân lệnh của cảnh sát, họ đuổi và bắn ngay lập tức, vì thế ông xem phim hành động của Mỹ, ông sẽ thấy một hành vi mà ở Việt Nam là bình thường thì ở Mỹ, cảnh sát sẽ hô: "Bước ra khỏi xe, từ từ thôi, cho tôi nhìn thấy tay của anh, nằm xuống, dang chân tay hình chữ X, cử động là tôi bắn...". Người vi phạm không chấp hành hoặc khi thấy nghi ngờ, cảnh sát lập tức nổ súng - đòm. Thế đấy Tiến sĩ Quang A đi nhiều nơi trên thế giới ạ. Xin lỗi ông vì tôi dám khoe mình học ở đó và tôi rất lấy làm tiệc vì phải nói ra điều này, mặc dù thâm tâm tôi cho đó là không nên, là khoe khoang, là tự sướng.

7. Nói nhiều tất không hay, ông Quang A lòng vòng để đi đến điểm kết luận thế này: "Ai cũng cảm thấy tình trạng công an hóa bộ máy nhà nước. Rất nhiều quan chức cấp cao ngành công an đã trở thành các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cán bộ cao cấp của các bộ ngành khác. Cấp huyện cũng thế. Bên trong bộ máy nhà nước, bộ máy đảng của nhiều địa phương tỷ lệ các quan chức nguyên là công an cũng đáng kể. Và văn hóa làm việc của nhiều cơ quan nhà nước trung ương, địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa công an".

Cái đuôi con cáo cuối cùng cũng phải lòi ra. Ông đi đến kết luận tài thật, ý ông muốn nói là hành xử của chính quyền ta hiện nay là bắt nguồn từ công an? do công an hóa các ngành? Có phải thế không ông Tiến sĩ Quang A?

Ai cũng biết là công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong tổ chức, điều hành bộ máy nhà nước và có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế xã hội (điều này ông giỏi hơn tôi). Vì thế lựa chọn bố trí cán bộ hay luân chuyển cán bộ từ nơi này qua nơi khác là một việc làm có cân nhắc tính toán, dựa trên như cầu cán bộ và năng lực cán bộ và đó cũng là một việc làm bình thường đối với mọi chế độ xã hội. Hãy hỏi xem ông Obama ngày xưa làm gì mà nay làm được Tổng thống Mỹ, hỏi ông Putin ở nước Nga xem ông xuất thân từ cơ quan nào trong xã hội mà hai lần làm Tổng thống Nga? Ông Nguyên Bá Thanh trước đây làm gì mà làm Bí thư Đà Nẵng giỏi thế và nay được giao trọng trách mới? Xin lỗi ông Tiến sĩ nhé, chắc ông không thể trả lời được phải không?

Bố trí cán bộ phù hợp với trình độ năng lực của họ tại những vị trí mà họ có thể phát huy được tiềm năng là điều ai cũng mong muốn. Điều đó là đem lại lợi ích chung cho cộng đồng nên được khuyến khích cho dù nguồn lấy cán bộ là bất cứ ngành nghề nào trong xã hội. Ai tài, giỏi sẽ được trọng dụng.

8. Điều cuối cùng tôi muốn nói, đó là thái độ hằn học của ông với ngành công an, và vì hằn học với công an nên ông hằn học với chính quyền (hay ngược lại), và để lý giải cho sự hằn học đó ông viện dẫn đó là văn hóa công an.

Xin thưa với ông Tiến sĩ Quang A, ông lại mắc sai lầm trong nghiên cứu khoa học, rằng không thể có kết luận khoa học nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng dị biệt, hiện tượng không mang tính phổ quát. Ông nên nhớ, công an hay quân đội, hay bản thân ông cũng từ nhân dân mà ra, họ là người Việt Nam vì thế họ mang trong mình nét văn hóa của người Việt. Xấu hay đẹp trong ứng xử cũng là văn hóa người Việt và không có thứ "văn hóa công an" như ông nói, ông viết. Chỉ những kẻ trốn chạy đất nước, vọng ngoại mới chê bai văn hóa dân tộc mình.

Chúng tôi khác ông, chúng tôi tự hào là người Việt Nam, tôi yêu văn hóa Việt Nam và dĩ nhiên chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội giao lưu, học hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại.http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2013/01/oi-ieu-ve-bai-van-hoa-canh-sat-cua-ong.html